Bị bung tuột dây cung khi niềng răng là điều có thể xảy ra khi bạn vô tình ăn phải đồ quá cứng rắn, quá dẻo hoặc vận động mạnh. Để tránh bị tổn thương khoang miệng trước khi đến gặp bác sĩ, bạn cần xử lý ngay. Dưới đây các chuyên gia sẽ hướng dẫn cách gắn dây cung vào mắc cài tại nhà an toàn, đơn giản nhất nhé.
Mục lục
1. Dây cung trong niềng răng là gì? Có những loại nào?
Dây cung trong niềng răng
Niềng răng được chia thành 2 loại chính gồm niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt). Dây cung là khí cụ quan trọng nằm trong phương pháp niềng răng mắc cài đang phổ biến hiện nay.
Dây cung có cấu tạo dài, mảnh, được gắn cố định với mắc cài nằm trên thân răng. Khi điều trị, bác sĩ sẽ tác động tới dây cung này lực kéo nhằm điều chỉnh răng về đúng trị trí trên cung hàm. Trước tiên, bác sĩ gắn mắc cài thật chắc chắn vào chân răng. Sau đó thêm dây cung vào trong rãnh giữa các mắc cài rồi dùng dây thun cố định lại. Ngoài ra, hiện nay có thêm phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc thay thế dây thun bằng mắc cài tự động. Khi đó dây cung dễ dàng trượt tự động giữa các rãnh của phần mắc cài.
Các loại dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng được chế tạo từ một số hợp kim, trong đó phổ biến nhất là thép không gỉ, hợp kim Niken- Titan và hợp kim Titan- Beta. Từ thành phần nào, chúng ta có 5 loại dây cung với kích thước khác nhau, cụ thể:
– Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý
Các loại kim loại quý phải kể đến vàng, bạc và bạch kim được sử dụng trong ngành nha khoa từ năm 1887 do nhà khoa học Edward Angle thực hiện. Thành phần chính của dây gồm: vàng khoảng 55- 65%, bạch kim khoảng 5- 10%, đồng khoảng 11- 18%, palladi khoảng 5- 10%, niken khoảng 1- 2%. Ưu điểm là khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao, tuy nhiên chi phí lớn nhất.
– Dây cung thép không gỉ (Stainless Steel)
Dây cung thép không gỉ ra mắt vào năm 1929 và cũng là vật liệu đầu tiên dùng để thay thế dây cung hợp kim quý trong chỉnh nha. Các hợp kim thép thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium khoảng 17- 25%, niken khoảng 8- 25% và carbon khoảng 1- 2%. Ưu điểm là chúng có độ cứng, độ dẻo cao và chống ăn mòn. Chi phí cũng thấp hơn so với kim loại quý.
– Dây cung niềng răng Cobalt- Chromium
Dây cung niềng răng Cobalt- Chromium xuất hiện vào năm 1950 với thành phần gồm coban khoảng 40%, crom khoảng 20%, sắt khoảng 16% và niken khoảng 15%. Ưu điểm của sản phẩm này là lực kéo mạnh. Tuy nhiên độ cứng lại yếu, khó điều trị các ca phức tạp.
– Dây cung Niken – titan (Niti)
Dây cung được nghiên cứu và phát triển vào năm 1960 bởi nhà khoa học William F.Buehler. Thành phần cấu tạo chính gồm 55% niken và 45% titanium. Ưu điểm là có độ cứng thấp, siêu dẻo với độ đàn hồi cao. Bởi đây chất liệu này được sử dụng phổ biến nhất trong các ca niềng răng.
– Dây cung Titan- Beta (TMA)
Dây cung này có thành phần chính gồm titanium khoảng 79%, molypden khoảng 11%, zirconium khoảng 6% và tin khoảng 4%. Hợp kim này được biết đến với tên thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium- Molybdenum. Ưu điểm là có thể tăng giảm chiều dài trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, hiệu quả tương đối tốt.
2. Bị bung tuột dây cung trong trường hợp nào?
Mặc dù dây cung có độ cứng chắc cũng như mềm dẻo vừa đủ nhưng trong một số trường hợp bị bung tuột là điều khó tránh khỏi.
– Dây cung bị tuột do lực siết răng quá mạnh
Nếu bác sĩ không điều chỉnh lực siết phù hợp sẽ tạo áp lực lớn lên dây cung, các chốt mắc cài có thể bị gãy. Bên cạnh đó, dây thun bị đứt có thể làm bung tuột dây cung ra khỏi rãnh mắc cài.
– Dây cung bị cong vênh
Dây cung không nằm sát khít trong rãnh mắc cài làm cho quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng khó thoải mái. Điều này có thể làm bung tuột dây cung khi niềng răng, ảnh hưởng đến tiến độ về sau.
– Dây cung thừa bị thò ra ngoài
Sau một thời gian sử dụng, dây cung dễ bị thừa ở phần cuối mắc cài và thò ra ngoài. Bạn cần xử lý ngay để chúng không đâm vào má hay nướu, gây đau đớn, chảy máu. Nguy hiểm hơn là chọc vào cơ cắn gây co khít hàm.
– Dây cung bị đứt
Những áp lực từ bên ngoài cộng với sự biến dạng bên trong khí cụ có thể làm cho dây cung bị đứt, gãy. Đây là trường hợp xấu nhất không ai muốn.
3. Những nguyên nhân dẫn tới bung tuột dây cung
Bung tuột dây cung có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Bởi vậy chỉ khi tìm hiểu đầy đủ nguyên nhân, bạn mới phòng chống một cách tốt nhất.
– Do răng dịch chuyển
Khi bắt đầu niềng răng, phần dây cung sẽ tạo ra lực siết kéo các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Nếu lực siết này không ổn định, quá trình dịch chuyển gặp sai sốt dễ dẫn tới hiện tượng bung tuột dây cung. Đây cũng là lý do vì sao bạn cần đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn để kiểm tra lại tốc độ dịch chuyển của răng, các khí cụ còn nguyên vẹn không.
– Do chế độ ăn uống khi niềng răng
Ăn uống là thói quen hằng ngày cũng nằm trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha cũng như độ bền của khí cụ. Bệnh nhân luôn được khuyến cáo trong thời gian này nên sử dụng các thực phẩm mềm, dễ nuốt để khí cụ ít chịu tác động của ngoại lực. Còn thực phẩm quá dai, cứng dễ tác động tới mắc cài, dây cung và có thể làm chúng tuột bất cứ khi nào.
– Do vệ sinh răng miệng sai cách
Vì bên trong khoang miệng đang có các khí cụ nên vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn trước một chút. Mọi người càng nên chú ý vấn đề này. Nếu quá nóng vội, dùng bàn chải tác động lực quá mạnh dễ làm cho dây cung bị xô lệch, thậm chí đứt gãy. Điều này sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Do hoạt động quá mạnh
Nhiều người thích thể thao và thường chơi các môn cần sức mạnh. Nếu trước đây thì không vấn đề gì, tuy nhiên thời điểm quyết định chỉnh nha, bạn cần hạn chế bớt trò chơi mạo hiểm, tránh vận động nhiều dễ xảy ra va chạm.
– Do sử dụng dây cung kém chất lượng
Như đã chia sẻ ở trên, dây cung có nhiều loại khác nhau. Nếu bạn chọn niềng răng ở nha khoa kém chất lượng, lại sử dụng dây cung không đạt chuẩn thì sớm muộn cũng xảy ra vấn đề. Đó là tình trạng bung mắc cài, tuột dây cung, đứt dây thun và phải đến nha khoa điều chỉnh nhiều lần.
4. Hậu quả của bung tuột dây cung là gì?
Bung tuột dây cung gây ra rất nhiều bất ổn mà bạn chưa từng nghĩ tới. Ngoài ảnh hưởng đến đến sức khỏe còn là tiến độ chỉnh nha.
– Dây cung bị tuột đâm vào má
Nếu không xử lý ngay khi bị tuột, đứt gãy, dây cung có thể đâm vào má, gây trầy xước, làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Một số người cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi không biết phải xử lý chúng ra sao. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể nhất đảm bảo an toàn cho khoang miệng của bạn nhé.
– Dây cung bị tuột làm gián đoạn thời gian chỉnh nha
Trước khi chỉnh nha, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chính xác nhất với trường hợp của mỗi bệnh nhân. Trong đó bao gồm cả thời gian để siết khí cụ, thời gian kết thúc niềng răng. Nếu dây cung của bạn gặp vấn đề mà được xử lý ngay thì không sao cả. Tuy nhiên nếu để quá lâu sẽ cản trở tốc độ dịch chuyển của răng, làm cho thời gian kéo dài hơn so với dự kiến.
5. Cách gắn dây cung vào mắc cài tại nhà
Không phải trường hợp nào bị bung tuột dây cung cũng có thể đến nha sĩ ngay. Bạn cần xác định rõ tình huống, tác động của dây cung lên khoang miệng để xử lý trước. Dưới đây là các tình huống bung đứt dây cung và cách gắn dây cung vào mắc cài tại nhà nhé.
– Xử lý trường hợp bị đứt dây cung
Đứt dây cung có thể chọc vào lợi, má và nguy hiểm hơn là gây ra vết thương bị nhiễm trùng. Bạn cần cố gắng đảm bảo an toàn trước khi đến gặp bác sĩ. Bạn dùng kìm cắt móng tay hoặc kìm nhỏ cắt đuôi dây cung một cách gọn gàng. Ngoài ra cần tránh rủi ro nuốt đầu dây cắt ra bằng cách lót khăn giấy trong khoang miệng trước khi thao tác.
– Xử lý trường hợp dây cung thừa
Dây cung thừa thò ra so với lúc ban đầu có thể làm bạn đau hoặc chọc vào cơ cắn gây co khít hàm. Bạn cũng áp dụng cách làm trên là dùng kìm bấm móng tay hoặc kìm nhỏ. Sau đó lấy sáp nha khoa che phủ phần đầu dây thừa.
Sau khi đã khắc phục được tình hình trên thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh lại khí cụ một cách chính xác hơn.
6. Hướng dẫn cách phòng tránh bung tuột dây cung
Chúng ta vẫn có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đặc biệt trong quá trình chỉnh nha tương đối phức tạp, bạn nên hạn chế tối đa việc bị bung tuột dây cung. Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ nhé.
– Chăm sóc răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách mang lại hiệu quả niềng răng như mong đợi. Đây cũng là một trong những khó khăn nhất trong quá trình chỉnh nha bên cạnh chế độ ăn. Khi đeo mắc cài, thời gian vệ sinh sẽ lâu hơn so với bình thường. Tuy nhiên chỉ cần chịu khó thực hiện, đến khi quen rồi thì tất cả những vấn đề này không còn là trở ngại.
Trước tiên, bạn nên chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, vừa với miệng. Phần đầu thuôn dài dễ len lỏi vào sâu bên trong răng. Sản phẩm phù hợp nhất là bàn chải kẽ, bàn chải rãnh hoặc bàn chải điện. Bạn chải dọc, xoay tròn quanh các vị trí mắc cài. Đánh cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng.
Đặc biệt lưu ý, không dùng lực quá mạnh, quá nhiều dễ chảy máu lợi nướu và có thể làm dây cung bị bung nhanh hơn.
– Nên ăn các đồ mềm, mịn, cắt nhỏ
Khi niềng răng, bạn cần ý thức về điều này và ưu tiên các loại đồ ăn mềm, mịn. Nên dành một chút thời gian xử lý món ăn giúp chế tối đa việc bị bung tuột dây cung hay mắc cài. Bên cạnh đó, thay đổi thực đơn làm cho mọi người cảm thấy hứng thú hơn.
Các món ăn nên ưu tiên có cơm nát, cháo, bún, miến, súp, sữa tươi, sữa chua, bánh mỳ mềm không hạt, đậu hũ, trứng, hoa quả mềm, sinh tố hoặc nước trái cây, thịt viên,…
– Tránh ăn đồ cứng, bám dính
Đồ ăn quá cứng gây nguy cơ sang chấn bong mắc cài và uốn cong dây cung. Hoặc những đồ quá dính cũng khiến quá trình vệ sinh răng miệng mất thời gian hơn bình thường.
Danh cách các món ăn nên tránh trong thời gian niềng răng gồm: đùi gà, cánh gà, đồ chiên giòn, bỏng ngô, kẹo cứng, đá viên, xương, bánh giầy, bánh nếp, bánh dẻo, táo, ngô luộc,…
– Hạn chế nhai, cắn thức ăn bằng răng cửa
Lực tác động vào răng cửa khá lớn sẽ gây áp lực lên toàn hàm, từ đó làm cho dây thun bị đứt, bung tuột mắc cài, dây cung. Khi ăn, bạn chú ý không cho vào răng cửa cắn mà cần cắt nhỏ trước. Sau đó từ từ đưa vào răng hàm để nhai. Kể cả với thức ăn đã mềm, bạn nên xé nhỏ. Hãy tập làm quen với điều này vì chúng rất hữu ích trong suốt quá trình niềng răng.
– Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng, chơi các môn thể thao phù hợp và có thể mang các đồ bảo hộ khi chỉnh nha là điều cần thiết. Bạn tránh những bài tập cường độ mạnh vì lực nghiến răng khiến cho dây cung bị tuột ra một cách dễ dàng.
– Lựa chọn phương pháp và địa chỉ niềng răng chất lượng
Ngoài niềng răng mắc cài truyền thống, hiện nay có nhiều người thích niềng răng mắc cài tự động hơn. Nó giúp khắc phục hoàn toàn bung tuột dây cung hay mắc cài thường. Thiết kế ngày càng thon gọn, phù hợp mà còn giúp rút ngắn thời gian niềng răng.
Nếu điều kiện kinh tế cho phép, niềng răng trong suốt Invisalign vẫn được chuyên gia đánh giá cao nhất khi hoàn toàn không sử dụng khí cụ như mắc cài, dây cung. Điều bạn cần chỉ là một bộ khay niềng bằng nhựa ôm sát khít vào từng răng. Đặc biệt quá trình ăn uống hay vệ sinh răng miệng diễn ra thoải mái khi dễ dàng tháo khay niềng vào bất kỳ thời điểm nào. Tính thẩm mỹ cao nhất, độ an toàn với khoang miệng cũng tốt nhất.
Nha khoa Thúy Đức với hơn 17 năm kinh nghiệm sở hữu tất cả những phương pháp niềng răng chất lượng. Trong đó, bác sĩ Đức là người đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý, chứng nhận của các Hiệp hội nha khoa trên thế giới. Mỗi khách hàng đều sẽ được bác sĩ Đức trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị đảm bảo kết quả hoàn hảo.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page